Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

Trở Lại Trang

TRÁI TIM ME ̣TOÀN THẮNG

Chương 1 - Hiện Tượng Nước Nga

Nếu hiện tượng Mặt Trời nhẩy múa tại Fatima ngày 13-10-1917, theo Đức Mẹ nói với ba Thiếu Nhi Fatima, Giaxinta, Phanxicô và Lucia bấy giờ, là để cho mọi người tin (FILOW:161,166,168), thì, hiện tượng Nước Nga hoàn toàn từ bỏ chủ thuyết và chế độ vào đúng ngày lễ Chúa Giáng Sinh 25-12-1991 cũng chính là một việc Đức Mẹ làm để cho mọi người tin.

Thật ra, so sánh và kết luận như trên có thể sẽ đụng chạm đến một số người chủ trương rằng, việc Nước Nga từ bỏ chủ nghĩa và đế quốc CS hoàn toàn là một việc tự nhiên và do tự nhiên. Về phương diện tích cực, Nước Nga từ bỏ chủ nghĩa và chế độ CS đó là một sự thắng thế bất chiến tự nhiên thành của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa bao giờ cũng hợp với quyền lợi và nhân vị của con người trong xã hội. Về phương diện tiêu cực, đó là một hậu quả cùng tất biến không thể nào tránh được, tạo nên do sự lỗi thời bẩm sinh và tận cốt lõi của chủ nghĩa CS Mát-xít, cũng như do sự thất sách ngay từ ban đầu của chế độ CS Lênít và Stanít.

Chủ trương cho rằng CS không sớm thì muộn, chắc chắn thế nào cũng sụp đổ như thế cũng không phải là hoàn toàn vô lý. Chính Đức Thánh Cha Piô XI, như một vị tiên tri, trong thông điệp về Divini Redemptoris ban bố ngày 19-3-1937 đã quả quyết rằng: “CS không thể nào và sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình, ngay cả trong lãnh vực thuần túy kinh tế” (AC,23). Tại sao? Theo Đức Thánh Cha, là vì “tự bản chất CS phản lại tôn giáo” (AC,22), và vì “CS sai lầm tự căn bản” (AC,58), nên sẽ phải chịu quả báo bởi “luật tự nhiên và Tác Giả của nó” (AC,23), thế thôi.

Tuy nhiên, chủ trương rằng hiện tượng Nước Nga hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ CS là một sự thắng thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa bao giờ cũng hợp với quyền lợi và nhân vị của con người trong xã hội, cũng chẳng chủ trương rằng, chỉ có chủ nghĩa tư bản mới làm cho con người được ấm no và hạnh phúc thôi. Thế mà, tại sao, như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nhận xét trong thông điệp Bách Chu Niên (Centesimus Annus): “Chính sách Mát-Xít đã thất bại, nhưng trên thế giới vẫn còn những tình trạng tẩy chay và lạm dụng nhau, nhất là ở khối Thế Giới Thứ Ba, cũng như tình trạng lạnh tình với nhau, nhất là ở các nước tân tiến” (CA,42). Phải chăng, là vì, cũng theo thông điệp này, “tư bản” ở đây không phải “là một đường lối kinh tế biết tôn trọng vai trò căn bản và tích cực về thương mại, thị trường, tư bản, và trách nhiệm hiệu quả đối với những phương tiện sản xuất, cũng như đối với tự do sáng kiến trong ngành kinh tế” (CA 42)

Vả lại, chủ trương rằng chủ nghĩa CS tự bẩm sinh lỗi thời tận cốt lõi và chế độ CS thất sách ngay từ ban đầu nên tới ngày tới giờ tự nhiên là “cùng tất biến”, cũng khó lòng mà giải đáp được thực trạng hiện nay trong thế giới CS.

Đó là, trong khi Cuba và Việt Nam là hai nước CS chư hầu, ăn nhờ sống dựa vào đại quan thày của mình là Nga Sô và các nước anh chị CS ở Đông Âu vẫn còn ngang nhiên tồn tại cho đến bây giờ, lúc những giòng chữ này đang được viết ra, thì chính quan thày Nga Sô và các nước CS anh chị ở Đông Âu đã đồng loạt tự động giải thể và biến thể từ năm 1989.Những diễn tiến về sự kiện sụp đổ chớp nhoáng đầy ngoạn mục của chế độ CS ở Âu Châu vào cuối năm 1989 đã xẩy ra hoàn toàn ngoài mọi dự tưởng của những chính trị gia lỗi lạc nhất thế giới. Không phải hay sao, một chế độ độc tài đảng trị và sắt máu như CS, hầu như, về phương diện loài người, không gì có thể tiêu diệt được nó và chống lại được sự bành trướng của nó. Thế mà, ngay trong lúc mà cả loài người đang lo sợ vì nó đang trở nên một hiểm họa vô cùng nguy hiểm đến vận mệnh cả loài người ở thế kỷ 20 này, thì tự nó lại quay ra chết “bất đắc kỳ tử”.

Những diễn tiến về sự kiện sụp đổ chớp nhoáng đầy ngoạn mục của chế độ CS ở Âu Châu vào cuối năm 1989 đã xẩy ra hoàn toàn ngoài mọi dự tưởng của những chính trị gia lỗi lạc nhất thế giới. Không phải hay sao, một chế độ độc tài đảng trị và sắt máu như CS, hầu như, về phương diện loài người, không gì có thể tiêu diệt được nó và chống lại được sự bành trướng của nó. Thế mà, ngay trong lúc mà cả loài người đang lo sợ vì nó đang trở nên một hiểm họa vô cùng nguy hiểm đến vận mệnh cả loài người ở thế kỷ 20 này, thì tự nó lại quay ra chết bất đắc kỳ tử.

Thật ra, đã có ba điều lạ lùng xẩy ra, đúng hơn, ba yếu tố định đoạt trong biến cố qua đời của chế độ CS ở Âu Châu này. Thứ nhất, năm 1978, vị Giáo Hoàng Rôma (Gioan-Phaolô II) được bầu lên xuất thân từ một nước CS. Thứ hai, năm 1980, tổ chức Công Đoàn Liên Đới (Solidarity) được Lech Walesa hình thành ở Ba Lan. Thứ ba, năm 1985, chính sách Cởi Mở (Glasnost) và Cải Tổ (Perestroika)được tân lãnh tụ Mikhail Gorbachev phát động ở Nga Sô.

Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô là yếu tố thứ nhất trong ba yếu tố định đoạt cho hiện tượng khai tử của chế độ CS Âu Châu.

Biến cố này bắt đầu từ khi Ngài về thăm quê hương của Ngài vào ngày 2-10/6/1979. Việc Ngài được phép chính quyền CS Ba- Lan cho về thăm quê hương cũng không phải là chuyện thường. Đầu tiên chính quyền Ba Lan từ chối lời xin phép của Ngài. Sau đó, chính quyền đã tự nhượng bộ vào ngày 7/5/1979, ngày kết thúc bảy ngày và bảy đêm liên tục lần chuỗi trước Mình Thánh Chúa được tổ chức ở Đền Đức Mẹ Czestochowa để cầu nguyện cho việc được phép về thăm quê hương của Đức Giáo Hoàng. Để rồi, với ảnh hưởng của Ngài, Công Đoàn Liên Đới đã được hình thành.

Timothy Garton Ash, một ký giả người Anh, năm 1990 đã viết: “Chính tháng Sáu năm 1979 là khởi điểm cho cuộc kết liễu của riêng lịch sử Đông Âu... Tôi tin rằng chuyến công du đầu tiên về Ba-Lan của Đức Thánh Cha là chốt điểm của nó. Chỉ hơn một năm sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là Công Đoàn Liên Đới ra đời, nếu không có cuộc viếng thăm này của Đức Thánh Cha, chưa chắc đã có Công Đoàn Liên Đới. Gương của Công Đoàn Liên Đới là một khai triển tân kỳ. Nó đã đi tiên phong như là một hình thái chính trị mới mẻ ở Đông Âu (và không phải chỉ mới mẻ ở đó mà thôi): chính trị tự tổ hợp nhằm điều giải cho việc chuyển nhượng của CS” (CI:57).

Mikhail Gorbachev, nguyên lãnh tụ CS Liên Sô, cho rằng Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc CS Đông Âu sụp đổ. Trong một bài báo được nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới đăng tải vào tháng 3/1992, Gorbachev đã viết: “Những biến cố ở Đông Âu không thể nào xẩy ra nếu không có vai trò quan trọng mà Ngài” (ĐTC Gioan-Phaolô II) tự biết phải đóng vai trò như thế nào trong hiện tình thế giới... Tôi vẫn tin ở tầm mức quan trọng nơi những hành động của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong những năm ấy” (FFM 4-6/92:21). Công Đoàn Liên Đới là yếu tố thứ hai định đoạt cho hiện tượng khai tử của chế độ CS Âu Châu.

Sự lạ thứ nhất là việc chính quyền CS Ba-Lan vào năm 1980 đã công nhận Công Đoàn Liên Đới, một tổ chức bao gồm chừng 50 nghiệp đoàn của người Ba-Lan, do Lech Walesa lãnh đạo.

Sự lạ thứ hai là, dù bị chính quyền đàn áp vào năm 1981 và dù bị chính quyền chính thức giải tán vào tháng 10 năm 1982, Công Đoàn Liên Đới vẫn tồn tại cho đến ngày được tái công nhận là ngày 17- 4-1989. Vẫn biết, theo dư luận báo chí, Công Đoàn Liên Đới nhận được viện trợ ngầm của Mỹ, có thể nhờ đó mà tồn tại, tuy nhiên, cũng theo dư luận báo chí, sở dĩ cuộc viện trợ của Mỹ đến được tay Công Đoàn Liên Đới là vì

chính phủ dù chúng tôi không hài lòng tí nào về điều này ... Trong một vài trường hợp chúng tôi đã mhắm mắt làm ngơ, vì sợ lộ tẩy chân tướng của các tay trong do chúng tôi gài vào Công Đoàn Liên Đới này (30 Days 3/92:17). Với các tay trong của chính quyền CS như thế mà Công Đoàn Liên Đới vẫn tồn tại. Đó mới là sự lạ, và sự lạ là ở chỗ đó.

Sự lạ thứ ba là Tadeusz Mazowiecki, cố vấn của Công Đoàn Liên Đới, được bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 19-8-1989, là một biến cố chưa từng có trong thế giới CS, làm náo động tận nền móng tất cả chủ nghĩa CS hiện đại, mở màn cho biến động Đông Âu.

Sự lạ thứ bốn, cũng là sự lạ chính yếu, đó là sự thành công một cách quá ư tốt đẹp của Công Đoàn Liên Đới, một thành quả gặt hái được, như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II viết trong thông điệp Bách Niên (Centesimus Annus) của Ngài, nhờ “chỉ sử dụng khí giới chân thật và công chính... bởi cuộc tranh đấu bất bạo động của những con người mà, trong khi nhất định không chịu nhượng bộ trước những thế lực, liên lỉ tìm kiếm những đường lối hữu hiệu để minh chứng cho sự thật” (CA:23).

Chính Lech Walesa, đương kim tổng thống Ba-Lan, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, ngày 14/10/1991, dịp chia sẻ về chủ đề và những nguyên tắc trong thông điệp Bách Niên(Centesimus Annus) của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, đã phát biểu và diễn thuật về “cuộc tranh đấu bất bạo động”, “cuộc chống đối thuận hòa”, “cuộc chống đối làm sụp đổ chủ nghĩa Mát-Xít” như sau: “Hãy nhớ rằng tất cả là mười triệu người tích cực tham dự. Sự bất mãn đã bộc phát ở một mức độ ngoài dự liệu. Sau mười tám tháng chống đối chính quyền CS mà không cần sô xát như tấn công ngục Bastilles, không cần dựng nên các đoạn đầu đài, không một mảnh kính bị đập bể, chúng tôi đã chiến thắng” (CI:57).

Chính sách Cởi Mở và Cải Tổ của Mikhail Gorbachev là yếu tố thứ ba định đoạt cho hiện tượng khai tử của chế độ CS Âu Châu.

Đối nội, Gorbachev chủ trương hai chính sách: Cởi Mở về tư tưởng và phát biểu và Cải Tổ về chính trị và kinh tế. Với tinh thần và đường lối này, đối ngoại, Gorbachev cũng chủ trương Cải Tổ lại tất cả, như rút quân khỏi Afghanistan, cắt giảm vũ trang nguyên tử và lực lượng quân sự, khuyến khích khối CS Đông Âu cải tổ chính trị cũng như kinh tế và hứa không can thiệp vào nội bộ cải tổ của mỗi địa phương. Kết quả là những cuộc bùng nổ thực sự đã xẩy ra ở các nước CS Đông Âu.

Khởi đầu là Ba-Lan, ngày 4 và 18 tháng 6 năm 1989, đã tổ chức bầu cử tự do, lần đầu tiên kể từ năm 1947.

Thứ đến là Hung Gia Lợi, ngày 10-9-1989, chính quyền CS đã mở cửa biên giới cho dân Đông Đức từ ngả nước Áo trốn sang Tây Đức, và ngày 18-10-1989, đã chấp nhận hình thức bầu cử đa đảng.

Rồi Tây Đức, ngày 18-10-1989, đã truất phế lãnh tụ CS Erich Honecker, và ngày 9-11-1989 đã mở cửa biên giới, phá đổ bức tường Bá-Linh, để cho dân tha hồ tuốn sang Tây Đức; nhất là, vào ngày 7-12-1989, đảng CS Tây Đức đã tự giải thể và kêu gọi tổ chức bầu cử đa đảng vào tháng 5/1990, để rồi, kết thúc với một nước Đức thống nhất vào ngày 3/10/1990.

Rồi Bulgaria,ngày 10-11-1989, quyền bính trong tay nhà độc tài Todor Zhivkov sau 35 năm đã bị mất vào tay một nhà cải cách.

Rồi Czechoslovakia, ngày 10-12-1989, một chính quyền vừa CS lẫn không CS (đa số) đượcthành hình, dọn đường cho việc bầu cử tự do.

Rồi Romania, ngày 22-12-1989, lãnh tụ Nicolae Ceausescu đã hoàn toàn bất lực trong việc truyền khiến quân đội và bị tử hình ngày 25-12-1989 vì bị kết tội là kẻ thù của dân tộc.

Sau hết, ngay tại Liên Bang Sô Viết, tháng 3/1990, một cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện và Gorbachev đã đắc cử tổng thống Liên Bang Sô Viết; ngày 20 và 21/8/1991, nhân cuộc nổi dậy của đảng CS hôm 19-21/8/1991, ba nước cộng hòa Baltic là Estonia, Latvia và Lithunia đã tái tuyên bố độc lập (sau lần đòi độc lập thứ nhất vào tháng 3/1990), kéo theo sự thành lập của Khối Thịnh Vượng Chung vào ngày 21/12/1991 cho 11 trong 12 (trừ Georgia) nước thuôc Cộng Hòa Sô Viết.

Phải chăng, sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và khối CS Đông Âu chỉ là khổ nhục kế của CS Nga So<131>? Chính Mikhail Gorbachev, vào tháng 11 năm 1987, đã nói những lời sau đây với các nhân vật trong ủy ban nghiên cứu chính sách của đảng CS: “Hỡi các đồng chí, đừng lo về những điều mà tất cả các bạn nghe được có liên quan đến chính sách cởi mở và cải cách vào những năm tới. Những chính sách này chỉ là một nhu cầu đối ngoại mà thôi. Ngoài mục đích đánh bóng, sẽ không có một thay đổi hệ trọng đối nội nào cả. Mục đích của chúng ta là giải giới Hoa Kỳ và làm cho họ tưởng bở. Chúng ta muốn đạt được 3 điều là: thứ nhất, chúng ta muốn lực lượng thỏa hiệp của Hoa Kỳ rút khỏi Âu Châu; thứ hai, chúng ta muốn khí giới nguyên tử của Hoa Kỳ rút khỏi Âu Châu; thứ ba, chúng ta muốn Hoa Kỳ bỏ tiến hành Lực Lượng Chiến Lược Phòng Thủ” (CT: Spring 92).

Những âm mưu thật là thâm độc này của CS không phải là không thể có và không thể xẩy ra. Tuy nhiên, nếu quả thật như vậy thì họ đã đi một nước cờ quá liều, đến nỗi, thực tế đã xẩy ra hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát và dự tính của họ. Phải chăng "Họ đã đào hố trước mặt tôi, nhưng họ lại rơi ngay xuống hố họ đào" (TV 57:7).

Quả thât đường lối Chúa thật khôn dò. Ngài không hề phạm đến tự do mà Ngài đã ban cho con người, thế mà con người vẫn không thể nào đi lệch khỏi những gì Ngài đã định liệu từ trước theo Thượng Trí vô cùng khôn ngoan của Ngài. Thiên Chúa là chúa tể muôn loài. Chính Ngài, chứ không phải Cesar, không phải Napoleon, không phải Hítler, không phải Lenin, không phải ai hết... điều hành lịch sử loài người. Do đó, tât cả những gì Ngài đã định liệu, chắc chắc sẽ xẩy ra khi tới thời điểm của nó.

Phải, thời điểm tận số của CS tại Liên Bang Sô Viết sau 74 năm làm kinh hoàng chung thế giới và đọa đầy riêng nhân dân Nga, thât sự đã xẩy ra khi tổng thống Liên Bang Sô Viết Gorbachev từ chức vào chính ngày lễ kỷ niệm Thiên Chúa giáng sinh 1991, ngày mà các thần trời, hiện thân của hòa bình, như Thiên Thần Hòa Bình, vị hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima năm 1916, đã từ trời cao xuống giữa đêm đông âm u rét buốt của trần gian năm xưa ấy, để cùng nhau hợp xướng tung hô:

"Vinh Danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người Chúa thương" (Lc 2:14)